Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Những câu hỏi thường gặp của người bị bệnh sâu răng

Trong thời gian vừa qua được tiếp xúc, tư vấn cho rất nhiều người bệnh sâu răng, Nhà thuốc đã nhận được rất nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Chính vì vậy trong bài viết này, nhà thuốc sẽ giải đáp cho các bạn những câu hỏi thường được quan tâm nhiều nhất.

         1. Vì sao tôi bị sâu răng

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng là do bạn đánh răng không đúng cách, do bạn thường xuyên ăn uống nhiều đồ ngọt nhưng lại không đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra còn có thể do cơ thể của bạn bị thiếu hụt canxi khiến cho chân răng men răng bị yếu, vi khuẩn sâu răng dễ tấn công.

         2. Dấu hiệu nào để biết tôi bị sâu răng?

Triệu chứng ban đầu là là trên bề mặt răng xuất hiện những đốm răng màu nâu hoặc đen. Lúc này khi ăn uống thức ăn nóng hoặc lạnh người bệnh sẽ cảm thấy hơi ê buốt khó chịu. Một thời gian sau đó bệnh biến chuyển nặng hơn, lỗ sâu bắt đầu xuất hiện, khi ăn uống thức ăn dính vào lỗ sâu sẽ khiến người bệnh cảm thấy nhức, buốt, vô cùng khó chịu.

Dấu hiệu của bệnh sâu răng
         Dấu hiệu của bệnh sâu răng
       
         3. Bị sâu răng có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn bị sâu răng, bạn sẽ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau, nhức buốt kéo dài, cản trở đến việc ăn uống của bạn. Tình trạng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra khi tình trạng sâu răng ngày càng nặng, lỗ sâu càng phát triển sẽ dẫn đến ăn sâu vào tủy răng, gây hoại tử tủy, răng biến chuyển thành màu xám và bạn rất có nguy cơ mất răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bạn.

Một biến chứng nặng hơn nữa khi bị sâu răng là nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra viêm tủy xương, hoại tử xương, thậm chí nặng hơn là gây ra nhiễm trùng máu.

           4. Khi bị sâu răng tôi nên ăn gì để kiểm soát bệnh?

Khi bị sâu răng, răng của người bệnh thường nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều nên việc ăn uống cũng cần hết sức lưu ý. Nha sĩ đã có những khuyến cáo cho người bệnh sâu răng là nên ăn những thực phẩm sau:

+ Rau xanh, hoa quả… sẽ giúp làm sạch khoang miệng, giảm lượng kiềm trên bề mặt răng, giúp lưu thông máu quanh răng và chân răng, từ đó giúp răng khỏe hơn. Ngoài ra rau xanh, hoa quả còn chứa nhiều loại vitamin giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi hơn.

Thực phẩm nên ăn khi bị sâu răng
Thực phẩm nên ăn khi bị sâu răng

+ Sữa, tôm, sò, các loại đâu chứa nhiều canxi rất có lợi cho men răng.

+ Cá, thịt, trứng và các loại phomat có chứa nhiều chất đạm có tác dụng bảo vệ răng không bị sâu.

Ngoài ra việc thường xuyên súc miệng hoặc uống nước chè xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng vì trong chè xanh có chứa nhiều flour.

          5. Tôi nên làm gì khi bị sâu răng?

Khi trong giai đoạn mới chớm bị sâu răng, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày để sát khuẩn, ngăn ngừa sâu răng phát triển. Đối với những trường hợp sâu răng đã hình thành lỗ sâu, vi khuẩn ăn sâu vào tủy cần phải có biện pháp để loại bỏ phần răng bị sâu, tủy bị viêm để ngăn chặn quá trình phát triển tiếp theo của răng sâu. Bên cạnh việc đến nha khoa để điều trị bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị đau sâu răng Thanh Tuấn, hiệu quả cũng tương tự nhưng chi phí điều trị sẽ thấp hơn rất nhiều.


Không ăn thực phẩm nhiều đường để phòng ngừa sâu răng
Không ăn thực phẩm nhiều đường để phòng ngừa sâu răng

         6. Để phòng ngừa bệnh sâu răng tôi phải làm sao?

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh sâu răng phát triển trước hết bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Hạn chế việc sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, ăn hoặc cắn những vật quá cứng vì rất dễ ảnh hưởng đến men răng. Ngoài ra cũng nên khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện những biến chuyển của răng, từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp.

Sâu răng là một căn bệnh tự phát, phần lớn nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt, ăn uống của chúng ta gây ra vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa để không bị bệnh hoặc khi bị bệnh sẽ không lây lan sang những răng đang khỏe mạnh khác. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho chính bạn và những người thân trong gia đình. Chúc bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét